Giếng trời không chỉ là giải pháp thông minh để lấy sáng và thông gió tự nhiên mà còn mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ và sự khác biệt cho ngôi nhà. Với nhiều ưu điểm nổi bật, giếng trời đã trở thành xu hướng phổ biến trong thiết kế nhà ở hiện đại. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò, các loại giếng trời phổ biến, cách thiết kế, trang trí và lưu ý cần thiết để tạo nên một không gian sống tiện nghi, thoáng đãng và đầy cảm hứng.
Giếng trời là gì?
Giếng trời là khoảng không gian theo phương thẳng đứng từ mái nhà xuống các tầng, giúp đưa ánh sáng và không khí tự nhiên vào bên trong ngôi nhà. Thiết kế giếng trời thường được áp dụng trong các công trình nhà ở như nhà phố, nhà ống, hoặc nhà cấp 4 để khắc phục tình trạng thiếu ánh sáng và sự bí bách.
Ưu và nhược điểm của giếng trời
Ưu điểm của giếng trời
Giếng trời mang đến những lợi ích tuyệt vời như ngôi nhà như:
- Giúp ngôi nhà đón sáng tự nhiên vào không gian sống: Với một “lỗ thủng” giữa nhà, ngôi nhà được ánh sáng tự nhiên chiếu rọi chan hòa. Nhờ đó, không gian sống trở nên thoáng đãng và ít phải sử dụng năng lượng điện.
- Cải thiện lưu thông gió và không khí: Giếng trời dẫn đường cho gió và không khí vào nhà, luồng khí cũ trong nhà cũng theo giếng trời đi ra. Nhờ đó, không khí trong nhà luôn tươi mới, giàu sức sống.
- Tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho ngôi nhà: Đây cũng là điểm nhấn thẩm mỹ trong nhà, đặc biệt khi được trang trí thêm cây xanh hay được thiết kế với hình dáng đặc biệt.
Nhược điểm của giếng trời
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, giếng trời cũng có thể gây ra một số “tác dụng phụ” như:
- Gây nóng nếu không được sử dụng vật liệu che chắn phù hợp.
- Có thể gây rò rỉ nước mưa nếu hệ thống thoát nước gặp lỗi, ảnh hưởng cấu trúc và nội thất ngôi nhà.
- Có thể dẫn đến “đội chi phí” gấp nhiều lần so với ngôi nhà thông thường. Trong đó bao gồm cả chi phí thiết kế và chi phí lắp đặt, bảo trì.
Các loại giếng trời được ứng dụng phổ biến hiện nay
1. Giếng trời cầu thang
Giếng trời thường được bố trí ở cầu thang, khu vực ít ánh sáng tự nhiên. Điều này không chỉ giúp chiếu sáng mà còn cải thiện sự đối lưu không khí giữa các tầng. Việc lắp giếng trời ở cầu thang là lựa chọn lý tưởng, vừa tăng công năng sử dụng, vừa giúp khu vực này trở nên thông thoáng và hiện đại.
Nhiều người thắc mắc rằng “có nên làm giếng trời ở cầu thang không”. Thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Thậm chí cách đặt giếng trời này còn vô cùng phổ biến trong những thiết kế nhà phố có chiều ngang hẹp. Tuy nhiên, nếu nhà bạn sử dụng cầu thang bằng gỗ thì ánh nắng trực tiếp từ giếng trời có thể làm giảm tuổi thọ cầu thang. Do vậy, hãy cân nhắc trong trường hợp này.
2. Giếng trời giữa nhà
Giếng trời ở trung tâm nhà, đặc biệt là phòng khách, mang lại ánh sáng và gió tự nhiên cho khu vực sinh hoạt chung. Đây là lựa chọn phổ biến trong các thiết kế nhà phố hoặc nhà ống, nơi không gian bị giới hạn bởi diện tích và ánh sáng.
3. Giếng trời sau nhà hoặc sau bếp
Loại giếng trời này phù hợp cho những ngôi nhà cần thông thoáng khu vực bếp hoặc nhà vệ sinh. Nó giúp loại bỏ mùi hôi và tăng cường thông gió, mang lại sự dễ chịu cho không gian sinh hoạt.
Các lưu ý khi thiết kế và trang trí giếng trời
Bí quyết thiết kế giếng trời đẹp, phù hợp và đảm bảo công năng đó là tập trung vào các yếu tố như kích thước, vị trí đặt giếng trời, vật liệu che phủ, các yếu tố trang trí,...
1. Về kích thước giếng trời
Tùy thuộc vào diện tích nhà, giếng trời thường chiếm khoảng 2-5% tổng diện tích sàn. Nhờ đó, ngôi nhà vẫn đảm bảo khoảng không sinh hoạt, đồng thời đón nhận ánh sáng và đảm bảo thông gió từ giếng trời. Trong đó đối với nhà phố, nhà ống, diện tích giếng trời thường từ 1m² đến 6m², chiều rộng tối thiểu từ 1m để đảm bảo hiệu quả lấy sáng và thông gió. Còn ở nhà cấp 4, giếng trời có thể nhỏ hơn hoặc không có.
- Cấu tạo: Một giếng trời hoàn chỉnh gồm 3 phần chính: đỉnh giếng (mái che), thân giếng (khoảng không gian thẳng đứng), và đáy giếng (nơi tiếp xúc mặt sàn).
- Vật liệu che phủ: Kính cường lực hoặc nhựa polycarbonate là lựa chọn hàng đầu nhờ khả năng chịu lực tốt, bền bỉ và an toàn.
2. Về vị trí đặt giếng trời
Đối với từng loại nhà, bạn sẽ ứng dụng giếng thời ở vị trí khác nhau. Nhờ đó, không gian được tô điểm thêm ấn tượng. Giếng trời thường được đặt ở vị trí trung tâm, giữa nhà với nhà phố để giảm cảm giác bí bách. Còn đối với nhà cấp 4, giếng trời thường được đặt tại khu vực bế hay sau nhà. Nhờ đó, các khu vực tưởng như tù túng lại trở nên thông thoáng.
3. Về vật liệu che chắn và trang trí giếng trời trong nhà
Việc lựa chọn vật liệu che chắn giếng trời là quyết định quan trọng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, độ bền và khả năng lấy sáng của ngôi nhà. Một số vật liệu phổ biến bao gồm kính cường lực, tấm polycarbonate, tấm mica, vải bạt và tôn. Mỗi loại vật liệu đều có ưu và nhược điểm riêng về độ bền, khả năng cách nhiệt, cách âm, tính thẩm mỹ và giá cả.
Khi lựa chọn, cần cân nhắc các yếu tố như khí hậu, ngân sách, kiến trúc ngôi nhà và nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, việc kết hợp với các giải pháp khác như phim cách nhiệt, rèm che, hoặc hệ thống lam chắn tự động cũng là một lựa chọn hiệu quả để kiểm soát ánh sáng và nhiệt độ.
Để tạo điểm nhấn giúp giếng trời tăng tính thẩm mỹ, bạn có thể tham khảo một số mẹo trang trí sau:
- Sử dụng cây xanh/tiểu cảnh: Kết hợp cây cảnh, chậu cây hoặc tiểu cảnh để mang lại không gian sống xanh mát. Bố trí sỏi trắng, hòn non bộ hoặc thác nước mini để tạo cảm giác thư thái, gần gũi thiên nhiên.
- Sử dụng đèn trang trí: Lắp đặt đèn thả hoặc đèn LED để tạo điểm nhấn lung linh vào ban đêm.
- Dùng kính nghệ thuật: Sử dụng kính màu hoặc kính hoa văn để tăng tính độc đáo và tạo hiệu ứng ánh sáng đẹp mắt.
Một số mẫu giếng trời đẹp và ứng dụng thực tế
1. Mẫu giếng trời nhà cấp 4
Nhà cấp 4 và nhà phố đều là những mẫu nhà hạn chế về diện tích. Do đó, việc thiết kế giếng trời là cần thiết để cải thiện khả năng đón sáng, lưu thông khí của ngôi nhà.
Giếng trời bao gồm 3 bộ phận là chân giếng, thân giếng và miệng giếng. Với diện tích hẹp, phần miệng và phần thân của mẫu giếng trời này chỉ chiếm phần trăm nhỏ của diện tích sàn, khôn lấn chiếm không gian công năng. Chân giếng được trang trí bằng các tiểu cảnh nhỏ giúp không gian trong nhà thêm xanh mát, sinh động.
2. Mẫu giếng trời giữa nhà
Mẫu giếng trời này thường xuất hiện ở nhà ống và nhà phố, để tạo sự thông thoáng và điểm nhấn cho ngôi nhà. Với mẫu giếng trời này, ánh nắng được đón vào và phân bổ đồng đều khắp các phòng, giúp căn nhà của bạn sáng sủa ngay cả khi không bật điện. Bạn có thể treo thêm đèn LED để tạo một không gian lãng mạn tựa bầu trời sao khi đêm về.
3. Mẫu giếng trời cầu thang
Giếng trời cầu thang được thiết kế ở những ngôi nhà cao tầng, vừa tạo không gian thông thoáng, vừa mang tính nghệ thuật cao. Kiểu thiết kế này phù hợp với chủ nhà cá tính, yêu nghệ thuật. Chân cầu thang cũng là chân giếng trời được thiết kế các tiểu cảnh nhỏ với cây cỏ, gỗ đá mang đến một điểm nhấn nổi bật cho cầu thang.
4. Giếng trời trong nhà hiện đại
Trong những ngôi nhà hiện đại, giếng trời còn được đặt ở những vị trí khác lạ, tích hợp trang trí lạ mắt tạo phong cách riêng biệt cho ngôi nhà. Ví dụ: nhà phố kết hợp giếng trời và kính cường lực/cây xanh, nhà ống bố trí giếng trời ở phòng khách hoặc bếp…
Thiết kế giếng trời là giải pháp hoàn hảo giúp ngôi nhà trở nên thông thoáng, sáng sủa và tiết kiệm năng lượng. Tùy vào diện tích và nhu cầu sử dụng, gia chủ có thể lựa chọn kiểu giếng trời phù hợp như giếng trời cầu thang, giữa nhà hay sau nhà. Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp các yếu tố trang trí như cây xanh, đèn trang trí để tăng thêm tính thẩm mỹ và độc đáo cho không gian sống.
Song song việc chú trọng các hạng trong nhà ở, thì đầu tư cho nội thất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mang đến một không gian sống tiện nghi. Nếu bạn đang tìm kiếm các sản phẩm thiết bị nhà bếp, phòng tắm chính hãng đến từ nhiều thương hiệu uy tín trong và ngoài nước, đừng ngần ngại đến S.Home Solution để trải nghiệm mua sắm với giá tốt ngay hôm nay.