Các mẫu nhà đẹp 1 tầng luôn là lựa chọn tối ưu cho gia chủ tìm kiếm giải pháp tiết kiệm chi phí, cùng khả năng ứng dụng đa dạng phong cách. Hãy cùng điểm qua một số thiết kế nhà đẹp cùng các lưu ý khi xây dựng trong bài viết dưới đây.
Vì sao mẫu nhà đẹp 1 tầng luôn được ưa chuộng?
Trong những năm gần đây, xu hướng thiết kế nhà ở ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, mẫu nhà đẹp 1 tầng vẫn luôn giữ được sức hút đặc biệt và trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình.
- Tính linh hoạt trong thiết kế: Nhà 1 tầng mang đến không gian sống mở, linh hoạt, dễ dàng điều chỉnh và bố trí nội thất theo ý muốn. Bạn có thể thoải mái sáng tạo không gian sống của mình từ hiện đại, tối giản cho đến cổ điển, truyền thống.
- Chi phí xây dựng hợp lý: Với cùng một diện tích, nhà 1 tầng thường có chi phí xây dựng thấp hơn đáng kể. Điều này là do diện tích xây dựng ít hơn, hệ thống móng và kết cấu đơn giản hơn, giảm thiểu chi phí vật liệu và nhân công.
- Tiết kiệm chi phí vận hành: Nhà 1 tầng có diện tích nhỏ hơn, ít phòng hơn nên chi phí điện nước, hệ thống sưởi/lạnh cũng sẽ thấp hơn.
- An toàn cho mọi thành viên: Với người già và trẻ nhỏ, nhà 1 tầng là lựa chọn an toàn hơn so với nhà nhiều tầng. Việc di chuyển giữa các phòng không cần cầu thang sẽ giảm thiểu nguy cơ té ngã, đặc biệt là đối với người cao tuổi.
- Dễ dàng bảo trì: Nhà 1 tầng có kết cấu đơn giản, dễ dàng bảo trì và sửa chữa. Việc sơn sửa, thay thế các bộ phận hư hỏng cũng trở nên thuận tiện hơn.
Các mẫu nhà đẹp 1 tầng phổ biến hiện nay
1. Mẫu nhà 1 tầng mái Thái
Mái Thái là kiểu mái đặc trưng bởi độ dốc cao với nhiều lớp ngói xếp chồng lên nhau. Nhà mái Thái 1 tầng ngày càng được ưa chuộng nhờ tính sang trọng, vẻ đẹp hiện đại và khả năng thoát nước tốt. Kiểu nhà này đem đến sự mát mẻ, thông thoáng và phù hợp với khí hậu tại Việt Nam.
Với nhà mái Thái 1 tầng, bạn có thể thiết kế các diện tích 100m² hoặc 120m², bố trí đầy đủ công năng. Thông thường, diện tích nhà này có thể bố trí được 3 phòng ngủ, 1 phòng khách và 1 phòng bếp. Nhà 1 tầng mái Thái phù hợp với gia đình nhỏ, ít thành viên hoặc gia đình đông sống tại nông thôn hoặc ngoại thành.
2. Mẫu nhà 1 tầng hiện đại
Nhà 1 tầng hiện đại tập trung vào công năng và tính thẩm mỹ, hạn chế tối đa đường nét cầu kỳ. Đặc điểm của phong cách này trái ngược hoàn toàn với phong cách cổ điển, tân cổ điển với hoa văn tinh xảo. Để tạo một không gian thoáng đãng, nhà 1 tầng hiện đại thường có các cửa kính lớn nhằm đón sáng tự nhiên. Chất liệu hiện đại như bê tông, gỗ công nghiệp, thép… được đưa vào và phẳng hóa toàn bộ các bề mặt. Nhờ đó, việc vệ sinh ngôi nhà dễ dàng hơn và ấn tượng về toàn bộ ngôi nhà thoáng sạch, tiện nghi hơn.
Nhà 1 tầng hiện đại thường có diện tích 80-100m². Diện tích này phù hợp với lô đất nhỏ, có thể bố trí được 2-3 phòng ngủ cho gia đình ít người. Chi phí xây dựng nhà 1 tầng hiện đại cũng khá tiết kiệm do sử dụng vật liệu hiện đại, giá thành thấp.
3. Mẫu nhà 1 tầng kiểu nhà vườn
Với những ai thích không gian yên tĩnh, không khí trong lành, nhà vườn là một lựa chọn hợp lý. Với kiểu nhà này, diện tích xây dựng được thu hẹp, nhường chỗ cho cây xanh và tiểu cảnh. Nhờ đó, con người được sống hòa hợp với thiên nhiên ngay trong ngôi nhà của mình. Ngoài cây cối, bạn còn có thể thiết kế thêm hồ nước nhỏ, khu vui chơi hoặc sân để ô tô.
Nhà vườn 1 tầng thường nằm trên ô đất rộng, diện tích nhà khoảng 150m², có thể thiết kế 3-4 phòng ngủ. Diện tích cây xanh và khoảng không thoáng đãng được ưu tiên hơn cả để thư giãn, tụ họp. Kiểu nhà này phù hợp với gia đình đông người, gia đình có người cao tuổi hoặc người trẻ thích yên tĩnh.
4. Mẫu nhà 1 tầng mái bằng
Nhà 1 tầng mái bằng có thiết kế hiện đại, trẻ trung và gọn gàng, hiện đại. Loại mái này cũng phù hợp cho gia đình dự định nâng cấp tầng trong tương lai. Ngoài ra, mái bằng cũng tạo nên một sân thượng giúp gia chủ tái sử dụng làm khu vực sinh hoạt hoặc sân thượng.
Nhà mái bằng có khả năng chống thấm tốt và ít chịu ảnh hưởng bởi gió bão. Do đó, kiểu nhà này phổ biến ở nhiều vùng của Việt Nam hiện nay. Nhà mái bằng thường được thiết kế với kích thước 5x15m hoặc 6x20m. Công năng sử dụng gồm từ 2-3 phòng ngủ, phòng khách, bếp và sân sau.
5. Mẫu nhà 1 tầng phong cách châu Âu
Nhà phong cách Âu thường được thiết kế với các cửa sổ lớn, tường sơn trắng và mái ngói. Đặc điểm này mang đến cho ngôi nhà vẻ đẹp hiện đại nhưng không kém phần tinh tế, thanh lịch.
Các cửa sổ lớn giúp ngôi nhà có không gian mở thoáng đãng. Các phòng được bố trí đăng đối và có lò sưởi do thời tiết đặc trưng của châu Âu. Khi chuyển về châu Á, thiết kế này có thể được bỏ hoặc giữ tùy theo yêu cầu của gia chủ. Kiểu nhà 1 tầng phong cách châu Âu thường có diện tích từ 120-150m². Diện tích này phù hợp với gia đình nhỏ vùng ngoại ô.
6. Nhà ống 1 tầng 2 phòng ngủ
Nhà ống 1 tầng 2 phòng ngủ phù hợp cho gia đình trẻ hoặc nhà xây trên lô đất có diện tích hạn chế. Với đặc điểm hẹp ngang, không gian cần được tối ưu bằng cách sắp xếp các phòng theo chiều dọc. Mặt bằng thường bao gồm một phòng khách liền kề phòng bếp, hai phòng ngủ và một phòng vệ sinh. Điểm nổi bật của nhà ống 1 tầng là khả năng tận dụng tối đa diện tích nhỏ nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ công năng.
7. Biệt thự mini 1 tầng
Với mẫu nhà 1 tầng, bạn vẫn có thể thiết kế sang trọng với sân vườn thoáng rộng. Tuy nhiên, diện tích khu đất cần thiết, thiết kế thêm các công năng đi kèm khác như bể bơi, khu vui chơi… Đây là mẫu nhà đặc biệt phù hợp với gia đình mong muốn lối sống cao cấp.
8. Mẫu nhà theo phong cách mới lạ
Đây là các thiết kế nhà được biến tấu từ chính những mẫu nhà truyền thống, phổ biến trước đây nhằm mang lại những tiện ích tức thì, ít tốn kém cho gia chủ.
- Nhà kính 1 tầng: Kính cường lực bao quanh giúp không gian thoáng mát, tận dụng được ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên, nhà kính 1 tầng cần kết hợp với rèm để hạn chế ảnh hưởng từ ánh nắng mặt trời.
- Nhà 1 tầng rưỡi: Là sự kết hợp giữa nhà 1 tầng và tầng lửng/gác xép để tăng diện tích sử dụng. Đây là một trong những kiểu nhà được nhiều người ưa chuộng bởi khả năng cơi nơi không gian hiệu quả, tiện lợi và ít tốn kém.
Những yếu tố cần lưu ý khi thiết kế mẫu nhà đẹp 1 tầng
- Chọn phong cách thiết kế phù hợp: Tùy vào sở thích, diện tích lô đất và đặc điểm không gian xung quanh, bạn có thể lựa chọn phong cách thiết kế nhà phù hợp. Bạn có thể tham khảo các phong cách được chúng tôi gợi ý ở phần 2 cho lựa chọn của mình.
- Bố trí mặt bằng hợp lý: Bạn cần bàn bạc với kiến trúc sư, người thiết kế để lên bố trí mặt bằng hợp lý, đảm bảo tối ưu công năng. Cần đảm bảo các phòng cơ bản (phòng khách, phòng ngủ, bếp và phòng vệ sinh. Số lượng phòng ngủ phù hợp với số lượng thành viên cho gia đình.
- Chọn vật liệu xây dựng: Vật liệu xây dựng cũng là điều bạn nên cân nhắc lựa chọn kỹ. Bạn nên ưu tiên các vật liệu chống thấm. bền và có khả năng cách nhiệt tốt. Đồng thời kết hợp vật liệu hiện đại như thép, kính để tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
- Cân nhắc ngân sách: Bạn cũng nên lựa chọn kiểu nhà, vật liệu, nhân công… phù hợp với kinh phí dự trù, tránh phát sinh quá nhiều. Bạn có thể tham khảo cách tính chi phí xây nhà 1 tầng được chúng tôi giới thiệu ở phần dưới.
Chi phí xây nhà 1 tầng bao nhiêu?
Chi phí là yếu tố cần cân nhắc kỹ trong quá trình xây nhà. Đối với nhà 1 tầng, chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí xây dựng, kiểu kiến trúc, công năng, chất lượng vật liệu… Để ước tính chi phí, bạn có thể xem xét những yếu tố cơ bản dưới đây:
1. Chi phí dựa trên diện tích xây dựng
Công thức tính chi phí xây nhà được sử dụng nhiều nhất là diện tích x đơn giá/m². Đối với nhà 1 tầng, đơn giá nằm trong khoảng 3 - 3,5 triệu đồng/m² (phần xây thô và nhân công hoàn thiện) hoặc 5 - 6 triệu đồng/m² (xây trọn gói). Chẳng hạn, một căn nhà diện tích 100m² sẽ có chi phí xây thô khoảng 300 - 350 triệu đồng, hoặc xây trọn gói từ 500 - 600 triệu đồng.
2. Chi phí vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng cũng ảnh hưởng lớn đến tổng chi phí. Với gói vật liệu trung bình, chi phí này thường chiếm khoảng 50% tổng ngân sách, còn nếu sử dụng vật liệu cao cấp, chi phí có thể lên đến 70%. Ví dụ: với căn nhà diện tích 100m², chi phí vật liệu xây thô (gạch, xi măng, cát, sắt thép) nằm trong khoảng 200 - 300 triệu đồng. Ngoài ra, nếu bao gồm nội thất cơ bản như sơn, cửa, và thiết bị điện nước, chi phí này có thể tăng thêm từ 50 - 100 triệu đồng.
3. Chi phí thiết kế và thi công
chi phí thiết kế và thi công cũng cần được tính toán. Phí thiết kế kiến trúc dao động từ 100.000 - 300.000 đồng/m², hoặc có thể được miễn phí nếu bạn chọn gói thi công trọn gói. Đối với quản lý và giám sát xây dựng, mức phí thường chiếm từ 5 - 10% tổng chi phí xây dựng. Đây là các khoản đầu tư cần thiết để đảm bảo chất lượng công trình.
4. Các chi phí khác
Ngoài các khoản chính, còn có những chi phí phụ khác cần cân nhắc. Lệ phí xin phép xây thường nằm trong khoảng 10 - 15 triệu đồng. Chi phí hạ tầng kỹ thuật như hệ thống nước, điện và cống thoát nước vào khoảng 10 - 20 triệu đồng. Bên cạnh đó, luôn nên dự trù một khoản chi phí phát sinh, thường chiếm khoảng 5 - 10% tổng ngân sách, để tránh những rắc rối không mong muốn trong quá trình xây dựng.
5. Ước tính sơ bộ theo phong cách nhà
Cuối cùng, phong cách kiến trúc cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí. Cùng với diện tích 100m², nhà mái bằng thường có chi phí từ 500 - 700 triệu đồng. Trong khi đó, nhà mái Thái có thể dao động từ 600 - 800 triệu đồng (do thiết kế mái phức tạp hơn). Nếu bạn chỉ muốn xây một căn nhà cấp 4 đơn giản, chi phí sẽ thấp hơn, khoảng 400 - 600 triệu đồng. Để có báo giá chính xác và phù hợp nhất, bạn nên tham khảo thêm từ các đơn vị thi công hoặc chuyên gia trong lĩnh vực này.
Những mẫu nhà đẹp 1 tầng không chỉ đa dạng về thiết kế mà còn phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Khi xây dựng nhà 1 tầng, hãy cân nhắc phong cách, ngân sách và nhu cầu sử dụng để lựa chọn thiết kế phù hợp nhất.
Bên cạnh việc chú trọng kiến trúc ngôi nhà, thì đầu tư cho nội thất cũng quan trọng không kém, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thoải mái trong trải nghiệm của các thành viên. Nếu bạn đang tìm kiếm các sản phẩm thiết bị nhà bếp, phòng tắm chính hãng đến từ các thương hiệu uy tín trong và ngoài nước, đừng ngần ngại đến với hệ thống S.Home Solution để trực tiếp trải nghiệm và mua sắm với giá tốt, cùng nhiều chính sách hậu mãi hấp dẫn. S.Home Solution hiện có hơn 19 chi nhánh tại 16 tỉnh thành trên toàn quốc.